Domain là gì? Cấu trúc, phân loại, cách hoạt động của Domain

Domain là gì và nó đóng vai trò gì đối với website của doanh nghiệp? Đây là câu hỏi mà nhiều người mới bắt đầu xây dựng website thường thắc mắc. Hãy cùng TVD Media khám phá bài viết này để hiểu rõ hơn về domain (tên miền).

Nếu bạn là một người đi theo hướng Digital Marketing trong mảng SEO thì không nên bỏ qua bài viết này

Domain là gì? 

Tên miền (domain name) là địa chỉ cố định của một website trên Internet, cho phép người dùng truy cập vào trang web chỉ bằng cách nhập địa chỉ này vào thanh URL của trình duyệt. Tên miền giúp nhận diện và ghi nhớ website dễ dàng, thay thế cho các địa chỉ IP phức tạp và khó nhớ. Thường thì, tên miền được gọi ngắn gọn là domain.

Domain là gì?

Domain là gì?

Tại sao website cần có tên miền?

Trong hàng triệu website trên Internet, tên miền đóng vai trò như địa chỉ để người dùng tìm thấy bạn bằng cách nhập nó vào thanh URL của trình duyệt. Nói một cách dễ hiểu, nếu website của bạn là ngôi nhà thì tên miền chính là địa chỉ nhà. Thay vì phải ghi nhớ một chuỗi địa chỉ IP phức tạp, người dùng chỉ cần nhập tên miền (domain name) để truy cập vào website. Ví dụ: tvdmedia.vn.

Tại sao website cần có tên miền?

Tại sao website cần có tên miền?

Domain hoạt động như thế nào?

Khi bạn nhập một tên miền (domain name) vào trình duyệt web, đầu tiên yêu cầu sẽ được gửi đến mạng toàn cầu của các máy chủ DNS. Các máy chủ này sẽ xác định nameserver liên kết với tên miền và chuyển tiếp yêu cầu đến các nameserver đó, do nhà cung cấp hosting của bạn quản lý. Nhà cung cấp sẽ trả về cho bạn địa chỉ IP của máy chủ chứa website.

Máy chủ này, được gọi là máy chủ web (Web Server), cài đặt phần mềm đặc biệt như Apache hoặc Nginx. Máy chủ web xử lý yêu cầu, tìm nạp trang web và các thông tin liên quan, sau đó gửi dữ liệu này trở lại trình duyệt.

Bạn có thể hình dung hosting như một tòa nhà lớn. Website của bạn là một căn hộ trong đó và tên miền chính là địa chỉ căn hộ giúp mọi người trên Internet tìm thấy bạn.

Domain hoạt động như thế nào?

Domain hoạt động như thế nào?

Cấu trúc của tên miền

Một tên miền hoàn chỉnh gồm ba phần chính. Đầu tiên là tên máy hoặc tên máy chủ (ví dụ: www). Tiếp theo là tên trang web, cuối cùng là TLD (Top Level Domain), như .com, .net. Ba phần này được phân cách bởi dấu chấm.

Ví dụ: Đối với https://tvdmedia.vn/, cấu trúc sẽ là:

  • Tên máy chủ (Hostname): (có thể là “www” nhưng trong URL này không được hiển thị)
  • Tên miền cấp 2 (Second Level Domain): tvdmedia
  • Tên miền cấp 1 (Top Level Domain – TLD): .vn

Các loại domain (tên miền)

TLD

TLD là phần cuối cùng sau dấu chấm trong tên miền, ví dụ như “.vn” trong “https://tvdmedia.vn/”. Một số TLD phổ biến gồm: .com, .org, .net, và .vn. Ngoài ra, còn có những TLD ít phổ biến hơn như: .biz, .club, .info, .agency,…

ccTLD

ccTLD là các tên miền đại diện cho quốc gia theo mã ISO, ví dụ: .vn cho Việt Nam, .uk cho Anh, .us cho Mỹ, .es cho Tây Ban Nha. Các ccTLD thường được dùng để nhắm mục tiêu đến người dùng trong một quốc gia cụ thể.

gTLD

gTLD là các tên miền dùng chung, không phụ thuộc vào mã quốc gia, ví dụ: .com, .net, .org, .biz, .tech. Có hai loại gTLD chính:

  • sTLD (Sponsored Top-Level Domain) – Tên miền cấp cao được tài trợ: Là các tên miền bị giới hạn sử dụng như .gov (chính phủ), .mil (quân đội), .edu (giáo dục), .asia (công ty châu Á), .post (bưu chính), .coop, .museum.
  • uTLD (Unrestricted Top-Level Domain) – Tên miền cấp cao không được tài trợ: Là các tên miền như .biz, .pro, .name, .info.

iTLD

iTLD, như .arpa, được dành riêng cho ICANN giúp giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng.

Các loại domain (tên miền)

Các loại domain (tên miền)

Các loại tên miền khác

  • tTLD (Test Top-Level Domain): Tên miền thử nghiệm.
  • grTLD (Restricted Generic Top-Level Domains): Tên miền chung bị hạn chế.
  • IDN ccTLD (Internationalized Country Code Top-Level Domains): Tên miền quốc gia quốc tế hóa.

Tiêu chí lựa chọn tên miền tốt

Ngắn gọn và dễ nhớ

Một tên miền ngắn gọn (ưu tiên dưới 9 ký tự) giúp người dùng dễ nhận diện và tìm kiếm. Hạn chế sử dụng các ký tự đặc biệt và số trong tên miền.

Phù hợp với lĩnh vực và dịch vụ

Tên miền nên liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, hoặc dịch vụ của bạn, giúp tránh hiểu lầm và dễ nhớ.

Độc quyền tên miền

Đăng ký tất cả các đuôi tên miền liên quan để ngăn người khác sử dụng chúng với mục đích khác, tránh gây hiểu lầm và bảo vệ thương hiệu của bạn.

Chứa từ khóa liên quan

Tên miền chứa từ khóa giúp cải thiện SEO và người dùng dễ dàng nhận biết lĩnh vực hoạt động của website. Ví dụ: Travel.com, Food.com.

Bài viết này đã cung cấp thông tin chi tiết về “Domain là gì?”, cách thức hoạt động, phân loại, cũng như các tiêu chí lựa chọn tên miền. Hy vọng rằng TVD Media đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về tên miền cũng như những kinh nghiệm hữu ích để sở hữu một tên miền phù hợp cho riêng mình.

Facebook Icon
Facebook Icon
Facebook Icon